Nhà 2 tầng là kiểu nhà được nhiều người yêu thích và xây dựng. Vậy chi phí xây nhà phố 2 tầng là bao nhiêu? Đây câu thắc mắc thường gặp của nhiều gia chủ đang có ý định xây nhà 2 tầng. Để giải đáp thắc mắc trên, mọi người hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết sau.
Chi phí xây nhà phố 2 tầng cần bao nhiêu?
Để có thể biết chính xác chi phí xây dựng của ngôi nhà, cần phải dựa vào bản vẽ chi tiết của nó. Giá xây dựng phụ thuộc chủ yếu vào 3 yếu tố là móng, sàn và mái:
- Thứ nhất, về chi phí xây dựng móng. Móng được tính từ 30-50% diện tích. Gia chủ nên sử dụng các loại móng như móng đài cọc (40% diện tích), móng băng (50%-70% diện tích). Đồng thời có phương án gia cố móng phù hợp với từng khu đất cụ thể. Lúc này, hệ số phần trăm cho móng sẽ tăng lên. Diện tích xây dựng và tổng giá thành xây nhà 2 tầng cũng tăng theo.
- Về chi phí sàn, sàn được tính 100% diện tích. Sàn được hiểu là phần diện tích có mái che (tầng trệt, lửng, lầu 1, lầu 2, 3, hoặc phần sân thượng có mái che). Mái nhà chiếm từ 30-100% diện tích tùy vào hình dạng mái. Mái tole tính 30%, mái ngói kèo sắt 70%, mái ngói bê tông cốt thép tính 100% diện tích.
- Hiện nay, đơn giá xây thô nhà 2 tầng (bao gồm vật tư thô như cát, đá, gạch, xi măng…) và nhân công hoàn thiện dao động từ khoảng 3.500.000 – 3.900.000 VNĐ/m2. Nó phụ thuộc vào diện tích xây dựng và vật tư mà chủ nhà lựa chọn. Giá hoàn thiện nhà 2 tầng (không tính phần móng nhà) từ 2.200.000 – 3.200.000 VNĐ/m2. Đơn giá có sự khác nhau tùy vào gói vật tư hoàn thiện mà gia chủ lựa chọn. Trên thị trường hiện nay gồm 3 gói: cơ bản, cao cấp, sang trọng tương ứng với chất lượng, thương hiệu khác nhau.
Những yếu tố tác động giúp xây nhà phố 2 tầng đẹp rẻ
Những chi phí nêu trên chỉ là trên lý thuyết. Trên thực tế chi phí xây dựng sẽ có sự thay đổi do nhiều tình huống phát sinh. Dưới đây là một số yếu tố tác động đến chi phí xây dựng mà bạn nên biết.
1. Diện tích xây dựng:
Từ trước đến nay, ai cũng cho rằng nhà càng lớn thì kinh phí đầu tư ngày càng cao. Nhưng thực tế là ngôi nhà mà bạn muốn xây càng lớn thì chi phí tính theo m2 sẽ giảm đi. Ví dụ như ngôi nhà có diện tích 100 – 200m2 sẽ có giá xây trọn gói từ 6.000.000 – 7.000.000 VNĐ/m2. Nhưng diện tích từ 200 – 300m2 thì giá xây trọn gói lại là 5.900.000 – 6.900.000 VNĐ/m2.
2. Vị trí khu đất:
Những khu đất ở trong ngõ nhỏ, hẻm sâu thì sẽ gây khó khăn trong quá trình triển khai xây dựng. Lúc này, chi phí vận chuyển vật tư sẽ tăng do phải vận chuyển bằng xe nhỏ và vận chuyển nhiều đợt. Các loại máy móc để phục vụ thi công như máy xúc, máy ép cọc,…không thể vào được. Điều này khiến cho chủ đầu tư phải thay đổi phương án khác, tốn thêm chi phí, nhân công và thời gian thực hiện.
Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng. Nếu khi đất của bạn đang rơi vào trường hợp này, hãy trao đổi trực tiếp với đơn vị thi công thiết kế nhà phố 2 tầng để kịp thời khảo sát thực tế. Từ đó đưa ra sự đánh giá chính xác và có giải pháp phù hợp.
Bên cạnh đó, những vị trí khu đất khác nhau sẽ dẫn đến địa chất nơi đó khác nhau. Điều này ảnh hưởng đến loại móng sử dụng cho từng loại công trình. Những khu đất yếu hay giáp sông thì được khuyến khích sử dụng loại móng cọc. Loại móng này có sự đảm bảo tải trọng và an toàn cho công trình.
3. Phong cách thiết kế của ngôi nhà:
Phụ thuộc vào từng phong cách khác nhau mà chi phí xây dựng cũng bị biến đổi theo. Cụ thể, những ngôi nhà mang phong cách Tân cổ điển sẽ có chi phí xây dựng cao hơn phong cách hiện đại hay đơn giản. Bởi phong cách tân cổ điển cần sự tỉ mỉ, tinh xảo trong trang trí, nó đòi hỏi tay nghề thợ cao hơn.
Những công trình có thiết kế mái kiểu Thái thường có chi phí xây dựng cao hơn loại mái tole hay mái bê tông cốt thép. Bởi khi thi công kiểu mái Thái cần thi công thêm phần rìa mái và lắp đặt hệ thống điện. Những mái có dạng chữ L, có hành lang cửa sổ hoặc thiết kế giếng trời lấy sáng cũng có chi phí cao hơn nhiều các loại mái nhà khác.
4. Vật tư hoàn thiện:
Trên thị trường hiện nay, vật tư hoàn thiện vô cùng đa dạng về các loại mẫu mã, thương hiệu và chất lượng. Cùng là một chiếc lavabo nhưng có loại 2 triệu, loại 5 triệu tùy theo khả năng đầu tư của chủ nhà. Ví dụ ngôi nhà có 3 WC. Khi đó tổng chi phí chênh lệch giữa hai loại lavabo này sẽ là bao nhiêu? Tương tự với các thiết bị khác như đèn, cửa hay sơn nước, gạch lát…
Ngoài ra, nhiều gia chủ muốn tự sắm vật tư hoàn thiện bên ngoài. Điều này khiến tình trạng tăng ngân sách xảy ra. Do không nắm rõ giá cả thị trường, hoặc mua lẻ giá cao hơn các đơn vị chuyên thiết kế thi công nhà phố sẽ có giá tốt hơn.
5. Các chi phí khác:
Chi phí giải phóng, dọn dẹp mặt bằng trước khi xây thường bị bỏ quên trong xây dựng. Tiếp là chi phí rào, cổng,… Những loại chi phí này thường không được dự toán trước nên khiến gia chủ bị động. Những loại chi phí này góp phần giúp cho chi phí xây nhà phố 2 tầng bị đội lên cao hơn.
Tóm lại, chi phí xây nhà phố 2 tầng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Gia chủ cần tìm kiểu kỹ để không rơi vào thế bị động do những chi phí phát sinh thêm. Mong rằng bài viết trên mà Sài Gòn Vui đã chia sẻ sẽ cung cấp những thông tin thật hữu ích cho bạn.