Nhà phố thường có diện tích khá khiêm tốn, vì vậy nên ứng dụng thiết kế thông tầng vào xây dựng sẽ là một giải pháp hay để có một không gian sống ngập tràn ánh sáng. Kiểu thiết kế này ngày càng được nhiều gia chủ ưa chuộng và áp dụng vào cuộc sống vì nó mang lại vẻ đẹp hiện đại mà vô cùng tiện nghi. Vậy khi thiết kế nhà phố thông tầng cần chú ý những điều gì?
Đặc trưng xây dựng nhà phố thông tầng
Thông tầng là một khoảng không gian trống trong ngôi nhà. Nó có tác dụng lấy ánh sáng và không khí tự nhiên tương tự như giếng trời. Ngoài ra, lỗ thông tầng còn giúp lưu thông không khí giữa các phòng, các tầng. Giúp không gian trở nên thoáng mát hơn.
Khoảng thông tầng này khá giống với giếng trời. Tuy nhiên, khoảng thông tầng không bắt buộc phải xây từ tầng một lên tới mái như giếng trời. Nó có thể kết hợp giữa 2-3 tầng với nhau.
Ngoài việc cung cấp ánh sáng, lỗ thông tầng còn ảnh hưởng đến phong thủy. Vị trí thông tầng giữa nhà, cuối nhà, phòng khách hay gầm cầu thang đều có ý nghĩa khác nhau. Trong đó, yếu tố thẩm mỹ cũng là một phần đáng kể.
Những điều cần lưu ý trong thiết kế nhà phố thông tầng
Khoảng thông tầng mang lại rất nhiều lợi ích khác nhau. Ngoài việc tạo điểm nhấn cho ngôi nhà, nó còn là nơi giao tiếp chính trong căn nhà. Vậy khi xây dựng nhà phố thông tầng, gia chủ cần đặc biệt lưu ý những điều gì?
1. Điều kiện để có thể thiết kế nhà phố thông tầng:
Điều kiện cần để có thể sử dụng thông tầng là nhà phải có 2 tầng trở lên. Nhà thiết kế nên tính toán khoảng thông tầng sao cho thật tỉ mỉ để đảm bảo cho nhà ở được cân đối hài hòa. Hiện nay, những nhà có chiều sâu hơn 10m thường sử dụng thông tầng. Một số thiết kế nhà phố có chiều sâu hơn 20m thì nên sử dụng 2-3 khoảng thông tầng để giúp cho nhà ở thoáng và sáng hơn.
Những lỗ thông tầng có tác dụng như giếng trời. Nó được phân bổ đều từ cuối, giữa đến trước ngôi nhà. Nhà nhỏ lại càng nên chừa khoảng thông tầng, vì nó sẽ làm căn nhà của bạn thoáng và sáng hơn.
2. Yếu tố trang trí:
Thông tầng nên được đặt sát một vách tường nhà. Bởi nếu thiết kế thông tầng ở giữa nhà giống như một cái giếng trời thì sẽ không khác gì một cái ống. Điều này sẽ khiến cho âm thanh được dẫn truyền trong giếng vang rất rõ. Nó khiến cho các hoạt động của thành viên trong gia đình không được thoải mái, không có sự riêng tư.
Bức tường của khoảng thông tầng cần được làm bằng nền xù xì, nhám để tiêu âm. Các vật liệu trang trí thường là sơn ai, ấp gạch thẻ, xây gạch trần,… để làm giảm truyền âm của thông tầng.
3. Hệ thống che chắn:
Nếu thông tầng có thiết kế như giếng trời thì cần được thiết kế thêm mái che để tránh nước mưa rơi xuống khu vực nhà ở. Nhưng mái che khi được bố trí sẽ làm cho thông tầng không còn thoáng mát và giảm đi chức năng đối lưu thông khí. Vì vậy, nếu có lắp đặt thêm mái che thì gia chủ nên xây nóc giếng trời cao thêm 1m so với mái nhà. Cùng với đó là tạo 2 cửa thông gió có miếng chắn để gió có thể lùa vào nhưng nước không thể tràn xuống. Như vậy, thông tầng sẽ trở nên thoáng hơn rất nhiều.
Trong trường hợp thông tầng không có mái che thi cần phải tổ chức thoát nước thật tốt ở đáy giếng. Đáy giếng cần đủ rộng, các khu vực xung quanh giếng trời ở các tầng cần có hệ thống che chắn hợp lý để tránh nước mưa không bị bắn vào những không gian xung quanh.
4. Hệ thống cửa, hành lang:
Những hệ thống hành lang, cửa sổ và cầu thang tiếp giáp cần phải có lan can để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, chiều cao và khoảng cách các khe hở ở ban công cũng cần được chú trọng để tránh gây nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình.
Ngoài ra, khi thông tầng chỉ là khoảng thông giữa 2 tầng thì bên dưới không gian sinh hoạt nên được bố trí thêm các chậu cây cảnh. Tuy nhiên các yếu tố này cần được treo trên tường chỗ thông tầng để tránh gây nguy hiểm.
Phong cách nhà phố thông tầng mà bạn nên biết
Dưới đây là một số phong cách thiết kế được ưa chuộng nhất hiện nay
1. Phong cách hiện đại:
Nội thất hiện đại được xem là phong cách phổ biến nhất trong xu hướng thiết kế phòng khách thông tầng hiện nay. Bởi sự linh hoạt và phóng khoáng trong cách sắp xếp bố cục, đặc biệt là phù hợp với đa dạng mô hình nhà ở khác nhau. Nội thất phòng khách mang hơi hướng hiện đại luôn toát lên vẻ đẹp thời thượng, trẻ trung.
2. Phong cách tân cổ điển:
Phong cách này cùng khá quen thuộc trong xu hướng thiết kế nội thất phòng ngủ, phòng khách hay các không gian khác của ngôi nhà. Tân cổ điển là pha trộn hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và hơi thở hiện đại, phòng khách thông tầng tân cổ điển hầu như giản lược những hoa văn cầu kỳ, tuy nhiên vẫn giữ được cái hồn của lối kiến trúc Châu Âu.
3. Phong cách cổ điển:
Phòng khách theo lối thiết kế cổ điển mang đậm chất quý tộc và hoàng gia Châu Âu, phù hợp với những căn biệt thự rộng lớn. Nét thu hút của phong cách này chính là sự hoành tráng và lộng lẫy của những món đồ nội thất dát vàng, hay được chạm trổ tinh xảo và cầu kỳ. Phòng khách hoàng gia với vẻ đẹp sang trọng, diễm lệ, đồng thời thể hiện sự đẳng cấp và giàu có của gia chủ.
Đó là những thông tin mà chúng tôi cung cấp về những điều cần lưu ý trong thiết kế nhà phố thông tầng. Mong rằng bài viết sẽ đem đến những thông tin hữu ích cho bạn. Là đơn vị đi đầu trong ngành thiết kế thi công nhà phố chuyên nghiệp chúng tôi công ty Sài Gòn Vui luôn mang đến cho quý khách những tư vấn an toàn và hữu ích nhất.