4 Lưu ý khi thiết kế biệt thự 3 tầng tân cổ điển

1247 lượt xem

Biệt thự tân cổ điển đang trở thành một xu hướng mới trong thiết kế biệt thự. Tuy nhiên, việc thiết kế biệt thự theo phong cách này không hề đơn giản. Bởi nó đòi hỏi phải đáp ứng các yếu tố về thẩm mỹ, phong thủy và tính khoa học. Những lưu ý sau đây sẽ giúp bạn có được những ý tưởng tuyệt vời trong thiết kế biệt thự 3 tầng tân cổ điển.

Đặc trưng trong biệt thự 3 tầng tân cổ điển

Biệt thự tân cổ điển là những căn biệt thự được thiết kế theo kiến trúc tân cổ điển. Mọi thiết kế nội thất, ngoại thất đều tập trung vào các họa tiết, hoa văn độc đáo, nhiều chi tiết và đường nét. Tuy vậy nhưng nó lại làm toát lên sự quý phái, sang trọng mà không hề rối mắt.

4 lưu ý khi thiết kế biệt thự 3 tầng tân cổ điển - 15
Điểm độc đáo trong biệt thự 3 tầng tân cổ điển

Nếu như phong cách hiện đại có điểm nhấn là sự đơn giản, cân đối, màu sắc và hình khối thì phong cách cổ điển lại có nét trái ngược một chút. Nó có điểm nhấn là hoa văn, chạm trổ , điêu khắc lạ mắt. Điều này đem đến cho phong cách tân cổ điển một vẻ đẹp sang trọng quý phái nhưng cũng không kém phần hiện đại.

4 Điểm cần lưu ý trong thiết kế biệt thự 3 tầng tân cổ điển

Phong cách tân cổ điển có những lưu ý mà gia chủ nên đọc và tiếp thu, cụ thể như sau:

1. Ánh sáng và màu sắc chủ đạo:

Màu ánh sáng chủ đạo cho biệt thự phong cách tân cổ điển là màu vàng nhạt. Đây là màu sắc của sự ấm cúng, đem lại cảm giác gần gũi cho ngôi nhà. Hơn thế nữa, màu vàng nhạt còn toát lên vẻ sang trọng, hoa lệ đẳng cấp của mẫu nhà này. Thông thường, ánh sáng của biệt thự sẽ được lấy từ những mẫu đèn chùm. Bởi đèn chùm là yếu tố đặc trưng không thể thiếu của mẫu biệt thự này. So với phong cách cổ điển thì đèn sẽ hiện đại và nhỏ hơn.

4 lưu ý khi thiết kế biệt thự 3 tầng tân cổ điển - 17
Màu ánh sáng chủ đạo cho biệt thự phong cách tân cổ điển là màu vàng nhạt

Biệt thự phong cách tân cổ điển sẽ không có quá nhiều màu sắc rực rỡ. Kiến trúc này sẽ cuốn hút người nhìn bằng một số gam màu đơn giản mà ấn tượng. Đó là sự kết hợp giữa gam màu trắng hoặc be chủ đạo với chút sắc vàng. Hay đôi khi có thể là nâu ấm áp cùng một chút màu xám sang trọng và đen huyền bí….Việc phối màu một cách phù hợp giữa nội thất và ngoại thất sẽ tạo nên một dinh thự huyền bí và đỉnh cao.

2. Yếu tố nội thất trong thiết kế:

Như đã nói ở trên, mẫu đèn chùm là yếu tố đặc trưng không thể thiếu trong biệt thự phong cách tân cổ điển. Tùy theo ý thích của gia chủ mà có thể lựa chọn những mẫu đèn chùm khác nhau. Tuy nhiên những mẫu đèn chùm này nên có điểm chung là nhỏ và hiện đại hơn so với đèn chùm trong phong cách cổ điển.

4 lưu ý khi thiết kế biệt thự 3 tầng tân cổ điển - 19
Vật liệu khác như thạch anh, kính, đồng

Nội thất chủ yếu bằng gỗ. Bởi gỗ sẽ toát lên sự sang trọng mà không kém phần gần gũi. Điều này sẽ tạo nên sự đẳng cấp cho ngôi biệt thự của bạn. Bên cạnh đó, những vật liệu khác như thạch anh, kính, đồng,…cũng là những vật liệu thường được sử dụng trong phong cách này. Sự kết hợp độc đáo và hài hòa giữa các yếu tố này sẽ tạo nên một không gian sống sang trọng, đẳng cấp mà các phong cách khác không có được.

3. Yếu tố ngoại thất không gian:

Kiến trúc tân cổ điển rất đa dạng về kiểu mái, từ mái bằng, mái dốc đơn giản cho đến mái thái sang trọng hoặc mái vòm. Và đương nhiên, tùy thuộc vào kiểu thiết kế sẽ phù hợp với những kiểu mái khác nhau.

Biệt thự 3 tầng tân cổ điển thường được thiết kế kết hợp với mẫu sân vườn với khuôn viên rộng. Vậy gia chủ có thể lựa chọn những mẫu cửa kính để người trong nhà không thể bỏ qua cảnh sắc tuyệt vời này. Tuy nhiên mẫu thiết kế này cần được thiết cho khéo léo để phù hợp với mẫu thiết kế nhà của bạn.

4 lưu ý khi thiết kế biệt thự 3 tầng tân cổ điển - 21
Kiến trúc tân cổ điển rất đa dạng về kiểu mái, từ mái bằng, mái dốc đơn giản

Cổng biệt thự chính là điểm nhấn cho mẫu biệt thự này. Chúng không những làm tăng giá trị cho ngôi nhà mà còn tạo sự đẳng cấp, sang trọng cho những người sống trong ngôi nhà này. Hoa văn được thiết kế trên cổng cũng cần có sự độc đáo và tương xứng với thiết kế ngôi nhà. Màu của cổng sẽ phụ thuộc vào màu sắc chủ đạo của ngôi nhà. Đa phần những màu sắc thường được sử dụng là màu ghi, vàng đồng hoặc trắng, đen.

4. Yếu tố trang trí nội thất:

Sân vườn là yếu tố không thể thiếu trong thiết kế biệt thự 3 tầng tân cổ điển. Chúng không những tô điểm cho ngôi nhà mà còn góp phần làm tăng sự trang trọng của ngôi nhà. Sân vườn kết hợp với bộ bàn ghế được chạm khắc tinh tế sẽ giúp gia chủ có không gian để tận hưởng khung cảnh tuyệt vời. Bên cạnh đó, những công trình nhỏ khác như đài phun nước, bể bơi,…sẽ giúp ngôi nhà của bạn trông như một công viên thu nhỏ.

Một số mẫu phong cách biệt thự 3 tầng tân cổ điển

Dưới đây là một số mẫu thiết kế được nhiều người ưa chuộng hiện nay:

1. Phong cách tân cổ điển kiểu Pháp:

Hình khối kiến trúc mẫu biệt thự 3 tầng bề thế và kiên cố, toát lên sự sang trọng. Ngoại thất sáng màu cùng với hệ thống cửa nhựa lõi thép màu trắng, thiết kế cửa mở quay, khoảng sân trước rộng thoáng đem đến một không gian sống hoàn thiện và như mơ.

4 lưu ý khi thiết kế biệt thự 3 tầng tân cổ điển - 23
Phong cách nội thất tân cổ điển kiểu Pháp

2. Phong cách mái Thái:

Kiến trúc tân cổ điển là không có giới hạn và bản thiết kế biệt thự sau đây là sự hài hòa giữa những điều cũ – mới, truyền thống – hiện đại. Các kiến trúc sư đã rất khéo léo khi lựa chọn phong cách thiết kế và vật liệu để phù hợp nhất với điều kiện địa hình và khí hậu tại Việt Nam.

4 lưu ý khi thiết kế biệt thự 3 tầng tân cổ điển - 25
Phong cách nội thất mái Thái

3. Phong cách Châu Âu:

Nhìn từ bên ngoài, cổng của căn biệt thự được làm bằng vật liệu thép hoa văn qua rất độc đáo. Toàn bộ mặt tiền còn được sơn trắng là đặc trưng của các công trình kiến trúc tân cổ điển đặc biệt là theo trường phái châu Âu.

4 lưu ý khi thiết kế biệt thự 3 tầng tân cổ điển - 27
Phong cách nội thất Châu Âu

Nhìn chung, việc thiết kế biệt thự 3 tầng tân cổ điển không phải điều dễ dàng. Hãy nắm vững những lưu ý trên để có bản thiết kế phù hợp nhất cho căn biệt thự của mình. Sài Gòn Vui là đơn vị chuyên thiết kế thi công biệt thự villa đáng tin cậy trong giới chuyên gia của ngành.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *