Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh chủ đề kinh doanh nhà hàng lẩu nướng cần chuẩn bị gì. Chẳng hạn, đối tượng khách hàng là ai? Vốn là bao nhiêu? Nguồn thực phẩm lấy từ đâu? Đừng quá lo lắng nhé! Cì trong bài viết này, Sài Gòn Vui sẽ giải đáp chi tiết mọi câu hỏi liên quan cho bạn.
Giới thiệu hình thức kinh doanh nhà hàng lẩu nướng
Trong thời gian trở lại đây, lẩu nướng là một hình thức ăn uống khá hấp dẫn và sáng tạo. Đặc biệt thích hợp với những buổi tụ họp người thân hay bạn bè cùng nhau thưởng thức những món ăn nóng hổi. Hoặc dành cho những tín đồ đam mê nồi lẩu nghi ngút khói. Thế nhưng lại “mơ tưởng” đến miếng thịt nướng giòn thơm phức.
Nhìn chung, nhà hàng lẩu nướng là một đường hướng kinh doanh rất có tiềm năng phát triển. Nếu bạn biết cách phát huy điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh và thể hiện nét riêng sáng tạo của bản thân.
Nào, hãy cùng tìm hiểu 7 điều cơ bản chủ nhà hàng nào cũng phải biết khi “nung nấu” ý tưởng kinh doanh nhà hàng lẩu nướng nhé!
7 điều không thể không biết nếu muốn kinh doanh nhà hàng lẩu nướng
Sau đây là 7 câu hỏi mà bạn cần biết nếu muốn kinh doanh nhà hàng lẩu nướng tích hợp:
1. Đối tượng khách hàng cho quán lẩu nướng là ai?
Mặc dù tập trung vào món lẩu nướng nhưng phân khúc khách hàng sẽ khác nhau. Đó có thể là quán lẩu nướng bình dân cho học sinh – sinh viên tụ tập cuối tuần hoặc cũng có thể là quán lẩu nướng sang trọng cho dân văn phòng tổ chức tiệc tùng, kỷ niệm… Do đó, trước tiên, bạn hãy xác định tệp khách hàng bạn hướng đến là ai, từ đó có cách phát triển kinh doanh thích hợp.
2. Có những mô hình kinh doanh nhà hàng lẩu nướng nào?
Hiện tại, có rất nhiều mô hình kinh doanh lẩu nướng, tuy nhiên, chúng ta thường thấy sự xuất hiện của 2 mô hình chính là gọi món và buffet. Một số ví dụ minh họa của mô hình lẩu nướng gọi món như King BBQ, Taka BBQ, Galbi House… và một số mô hình buffet nổi bật như Hell Bull BBQ & Beer, Hana Buffet & BBQ, Buk Buk Saigon…
Theo đó, mỗi hình thức sẽ có cách vận hành, quy trình phục vụ, và mức giá menu khác nhau,… cho nên bạn cần cân nhắc hình thức phù hợp nhất với định hướng kinh doanh của mình để thu về lợi nhuận tối ưu.
3. Cần chuẩn bị vốn bao nhiêu?
Dưới đây là những chi phí cần thiết nhất khi mở cửa hàng kinh doanh nhà hàng lẩu nướng:
- Chi phí thuê mặt bằng: Chiếm khoảng 20 – 30% tổng chi phí đầu tư nhà hàng. Tùy thuộc vào địa điểm mà giá thuê sẽ khác nhau.
- Chi phí sửa chữa, thiết kế không gian cho quán lẩu nướng: Phần chi phí này thường chiếm từ 50 – 80 triệu đồng.
- Chi phí mua sắm nội thất, trang thiết bị cho nhà hàng (như bàn ghế, dụng cụ ăn uống, thiết bị nhà bếp, thiết bị phục vụ, thiết bị hỗ trợ bán hàng,…): Thường dao động từ 100 triệu đồng.
- Chi phí cho nguyên liệu chế biến món ăn: Chi phí nguyên liệu trung bình cho một quán lẩu nướng có diện tích như trên thường từ 5 – 10 triệu đồng/ngày.
- Chi phí thuê nhân sự: Một nhà hàng lẩu nướng sẽ cần đến nhiều vị trí nhân viên khác nhau như đầu bếp, phụ bếp, nhân viên phục vụ, nhân viên thu ngân, bảo vệ,…
- Chi phí marketing, quảng bá cho nhà hàng: Chiếm khoản từ 10 – 15% tổng chi phí đầu tư nhà hàng lẩu nướng.
- Chi phí duy trì (như giấy tờ kinh doanh, thuế, tiền điện nước wifi,…): Chiếm khoảng 10% chi phí đầu tư.
- Các khoản dự phòng: Để đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh trong thời gian đầu (khoảng 3 tháng), bạn nên chuẩn bị khoản vốn dự phòng khoảng 10% vốn đầu tư bán đầu.
4. Địa điểm kinh doanh lẩu nướng ở đâu thích hợp nhất?
Chọn đúng địa điểm kinh doanh là “chìa khóa” quyết định đến sự thành công của quá trình kinh doanh. Ví dụ, bạn đặt mặt bằng mở bán ở vị trí trung tâm, đường đi thuận lợi thì khả năng tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn. Còn quán nằm ở địa điểm hẻm, ngách khó di chuyển thì khách hàng sẽ “ngại” đến nhiều lần.
Song, nơi có địa điểm thuận lợi thường sẽ có chi phí cao gấp nhiều lần địa điểm khác. Vì lẽ đó, bạn nên “cân đo đong đếm” cẩn thận nhé!
5. Làm thế nào để thực đơn nổi bật?
Một trong những điểm cốt lõi thu hút khách hàng là thực đơn hấp dẫn cũng như đồ ăn ngon. Do đó, bạn nên tính toán kỹ lưỡng khi lên thực đơn cho quán ăn. Theo đó, menu của quán lẩu nướng cần đa dạng, từ các loại thịt, hải sản để nướng hay lẩu đến các món ăn kèm chế biến sẵn như khoai chiến, salad, các món tráng miệng,…
Lưu ý: Cần có tối thiểu một đến hai món “best seller” thật đặc sắc, ngon miệng, hấp dẫn và đáp ứng được nhu cầu ăn uống của đa số khách hàng.
6. Nguyên liệu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Trong ngành kinh doanh ăn uống thì nguyên liệu nấu ăn cực kỳ quan trọng. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến độ tươi ngon của từng món ăn. Đồng thời là độ uy tín của nhà hàng.
Chính vì lẽ đó, giữ khách không chỉ đơn giản là sở hữu món ăn ngon. Thêm nữa, là chất lượng của nguyên liệu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong thời gian đầu, bạn nên chủ động đi những phiên chợ sớm. Cũng như, tìm đến các hệ thống siêu thị lớn. Đồng thời, cân nhắc lựa chọn từ nhiều nguồn cung cấp nguyên liệu. Từ đó, chọn ra nguồn cung chất lượng nhưng giá hợp lý nhất.
7. Trang trí không gian thu hút, bắt mắt
Trước khi ăn, thực khách nên “mãn nhãn” trước vẻ đẹp của không gian trước và trong quán. Đây là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến tâm lý thưởng món. Chẳng hạn, nếu quán ăn tạo cảm giác sạch sẽ, ấm cúng, thực khách có thể ăn uống ngon miệng và thoải mái hơn. Ngược lại, nếu không gian u ám thì tâm lý sẽ xuống dốc và thậm chí ảnh hưởng đến khẩu vị. Vì đó, đừng quên cân nhắc thiết kế nhà hàng chỉn chu và thích hợp.
Nếu bạn chưa biết tìm dịch vụ thiết kế nhà hàng lẩu nướng ở đâu uy tín, giá tốt thì đừng ngần ngại liên hệ Sài Gòn Vui là nơi cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế nhà hàng. Đặc biệt là không gian nhà hàng. Với đội ngũ kỹ thuật viên, kỹ sư chuyên nghiệp, các bạn nhanh chóng “hiện thực hóa” ý tưởng với chi phí phải chăng. Chưa kể, Sài Gòn Vui còn có chế độ hậu mãi và bảo hành đảm bảo nên bạn hãy yên tâm nhé.
Hy vọng thông tin trong bài viết hữu ích với bạn. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo từ Sài Gòn Vui. Chúc bạn thành công!