Kinh doanh nhà hàng cần những gì? Bao nhiêu vốn

613 lượt xem

Gần đây, ý tưởng kinh doanh nhà hàng được đánh giá cao bởi xuất phát từ nhu cầu ăn uống của con người ngày càng tăng. Bên cạnh một quán ăn có menu thức ăn hấp dẫn, thực khách còn đặc biệt đánh giá tốt cho những nhà hàng có view đẹp, nhiều góc sống ảo. Do đó, kinh doanh nhà hàng cần những gì? Cùng Saigonvui tìm hiểu từ A đến Z trong bài viết sau đây nhé!

Kinh doanh nhà hàng là kinh doanh gì?

Hiểu đơn giản, kinh doanh nhà hàng là kinh doanh dịch vụ ăn uống, phục vụ nhóm đối tượng khách mục tiêu. Ví dụ, nhà hàng Âu sở hữu menu các món Âu đa dạng như beefsteak, mì pasta, cá hồi đút lò, pizza… cho các bạn yêu thích món Âu.

4 đặc điểm kinh doanh nhà hàng bạn phải biết

Dưới đây là 4 đặc trưng cơ bản của một nhà hàng chuyên nghiệp, chất lượng:

  • Sản phẩm kinh doanh: Kinh doanh nhà hàng đồng nghĩa với việc nguyên liệu chế biến có tuổi thọ thấp và dễ hư hỏng nếu không bảo quản đúng cách. Cùng với đó, không có khả năng lưu giữ qua ngày và cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Đội ngũ nhân viên: Với quy mô hoạt động là nhà hàng, đội ngũ nhân viên cần thân thiện, chuyên nghiệp và tận tâm với nghề. Có thể nói, nhân viên phục vụ là bộ mặt của nhà hàng, góp phần gia tăng tỷ lệ khách hàng quay lại nhà hàng trong tương lai.
  • Đối tượng phục vụ: Khách hàng đến với nhà hàng có thể thuộc nhiều phân khúc khác nhau. Vì lẽ đó, nhân viên cần trau dồi kỹ năng nắm bắt tâm lý và giao tiếp, giúp thấu hiểu nhu cầu và mong muốn của thực khách.
  • Môi trường phục vụ: Yếu tố này phụ thuộc vào phong cách và quy mô nhà hàng theo đuổi. Ví dụ, nhà hàng vừa và nhỏ sẽ có môi trường phục vụ thoải mái hơn. Còn nhà hàng lớn sẽ có môi trường phục vụ chuyên nghiệp và phải tuân thủ nhiều yêu cầu nghiêm ngặt.
kinh doanh nhà hàng cần những gì? bao nhiêu vốn - 9
Mẫu thiết kế nhà hàng view biển

10 bước kinh doanh nhà hàng cơ bản người mới bắt đầu cần biết

Vậy, kinh doanh nhà hàng cần những gì? Chỉ cần thực hiện theo 11 bước sau đây, bạn sẽ sở hữu một nhà hàng nức tiếng gần xa:

Bước 1: Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp 

Dù cùng lĩnh vực dịch vụ nhà hàng nhưng lại có nhiều phương thức kinh doanh như buffet, gọi món, bình dân, sang trọng… Theo đó, mỗi phương thức sẽ có ưu và nhược điểm riêng bạn cần cân nhắc.

Ví dụ: Kinh doanh nhà hàng buffet sẽ dễ thu hút nhiều khách do kích thích tâm lý buffet “hời” hơn khi gọi món riêng. Tuy nhiên, nhà hàng phải chế biến 1 lúc nhiều món liên tục, cũng như thường xuyên đổi mới món ăn và cách chế biến để đổi mới hương vị cho khách hàng.

kinh doanh nhà hàng cần những gì? bao nhiêu vốn - 11
Cần lựa chọn hình thức kinh doanh nhà hàng để phát triển ý tưởng kinh doanh tốt hơn.

Vì vậy, điểm quan trọng đầu tiên bạn cần xác định là mô hình kinh doanh bạn muốn hướng đến.

Bước 2: Nghiên cứu thị trường cẩn thận

Nghiên cứu thị trường là công đoạn giúp bạn tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ. Đồng thời, đánh giá tỷ lệ thành công của nhà hàng trong tương lai. Từ đó, bạn phát triển điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh. Song song, cải thiện điểm yếu để đem lại chất lượng tốt nhất cho nhà hàng của các bạn.

Một số câu hỏi bạn nên tự vạch ra khi nghiên cứu thị trường như:

  • Quy mô nhà hàng hướng đến là gì?
  • Thực đơn có những món gì?
  • Nguồn nguyên liệu lấy ở đâu?

Bước 3: Hoạch định kinh phí 

Vốn là một yếu tố quan trọng trong quá trình khởi nghiệp. Tùy vào quy mô nhà hàng hướng đến sẽ có mức vốn tương ứng. Vì thế, bạn nên chủ động lập một bảng dự toán chi phí mở nhà hàng. Bởi lẽ, thời gian đầu nhà hàng mới hoạt động có thể sẽ chưa có lãi hoặc lãi rất ít nên bạn cần chuẩn bị tinh thần cũng như tiền bạc cho giai đoạn này.

kinh doanh nhà hàng cần những gì? bao nhiêu vốn - 13
Nếu bạn chưa có ý tưởng nội thất, liên hệ ngay với Saigonvui để được tư vấn sớm.

Trong đó, bạn cũng cần tính toán kinh phí thiết kế nội thất bên trong nhà hàng. Đây chính là yếu tố quyết định đến sự thành công của nhà hàng mới. Nếu view nhà hàng thu hút thì gây ấn tượng với thực khách dễ dàng Theo đó, nếu bạn chưa biết nên chọn địa chỉ thiết kế nhà hàng nào uy tín, giá tốt thì đừng ngần ngại liên hệ Sài Gòn Vui tại Danh mục: Thiết kế nhà hàng để được tư vấn sớm nhất!

Bước 4: Thuê mặt bằng kinh doanh 

Để chọn lựa địa điểm thuê mặt bằng phù hợp, bạn cần xác định rõ đối tượng khách hàng của bạn là ai. Chẳng hạn, nếu đối tượng chính là dân văn phòng thì bạn nên mở nhà hàng có không gian thư giãn và vị trí gần văn phòng. Còn nếu đối tượng là giới trẻ, học sinh, sinh viên thì bạn nên mở nhà hàng có không gian trẻ trung, năng động và vị trí gần trường học, ký túc xá, khu vui chơi…

Bước 5: Lựa chọn phong cách trang trí cho nhà hàng 

Phong cách trang trí cũng là một cách khẳng định vị trí thương hiệu của bạn. Do đó, bạn nên lựa chọn kỹ càng kiểu phong cách yêu thích. Đặc biệt, cần đảm bảo phong cách trang trí thích hợp với menu món ăn. Từ đó đảm bảo tính nhất quán xuyên suốt trong quá trình kinh doanh.

Bước 6: Chuẩn bị cơ sở vật chất

Một số trang bị vật chất không thể thiếu khi kinh doanh nhà hàng như bàn ghế, hệ thống chiếu sáng, hệ thống điện nước, đồ dùng nhà bếp,… Đặc biệt, bạn cần quan tâm nhiều đến khu vực ăn và cổng vào.

Bước 7: Suy nghĩ về Menu

Không giống như bán lẻ, bạn hoàn toàn có quyền quyết định giá bán của từng món ăn. Vì là một nhà hàng mới, bạn đừng nên “hét giá” trên trời, ảnh hưởng đến tiếng tăm của nhà hàng. Thay vào đó, bạn nên cân nhắc một mức giá hợp lý, vừa túi tiền.

kinh doanh nhà hàng cần những gì? bao nhiêu vốn - 15
Mẫu thiết kế nhà hàng phong cách Nhật Bản.

Bước 8: Đào tạo nhân viên

Như Saigonvui đã đề cập, nhân viên chính là bộ mặt của nhà hàng. Vì thế, bạn hãy chủ động đào tạo đội ngũ nhân viên phục vụ theo yêu cầu bạn muốn. Qua đó, tạo nên sự thống nhất, chuyên nghiệp cho toàn bộ quy trình bán hàng.

Bước 9: Xin giấy phép kinh doanh nhà hàng

Thủ tục cuối cùng cần hoàn thiện trước khi mở bán là xin giấy phép kinh doanh. Bên cạnh đó, nếu kinh doanh và đầu tư nhà hàng, bạn cũng cần phải xin giấy phép an toàn thực phẩm.

Bước 10: Sử dụng chiến dịch Marketing để quảng bá

Bất cứ doanh nghiệp nào sau khi mở nhà hàng đều cần lên các ý tưởng marketing. Tuy nhiên, dù áp dụng chiến lược marketing nào nữa, bạn không nên bỏ qua Marketing truyền miệng. Bởi, theo nghiên cứu, đây là phương pháp quảng cáo tốt nhất đối với ngành kinh doanh thực phẩm.

Hy vọng thông tin trong bài viết này đã giải đáp chi tiết câu hỏi kinh doanh nhà hàng cần những gì. Chúc bạn sớm thành công với dự định trong tương lai!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *